Chúng ta thích thú cái đẹp của con bướm, nhưng hiếm khi ưa những thay đổi mà nó đã trải qua để đạt được vẻ đẹp đó.

Maya Angelou

ĐẶC TRƯNG SINH LÝ CỦA ÂM


Câu 00


Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các đặc trưng sinh lí của âm?

A. Âm có tần số 1000 Hz cao gấp đôi âm có tần số 500 Hz.

B. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

C. Cảm giác về độ to của âm không tăng tỉ lệ với cường độ âm.

D. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn âm.

Câu 01


Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí là

A. vận tốc truyền âm.

B. biên độ của âm.

C. cường độ của âm.

D. tần số của âm.

Câu 02


Trong các kết luận sau, tìm kết luận sai?

A. Độ to là một đặc trưng sinh lý của âm phụ thuộc vào đặc tính vật lý là mức cường độ âm.

B. Nhạc âm là những âm có tần số xác định. Tạp âm là những âm có tần số không xác định.

C. Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào đặc tính vật lý là tần số của âm.

D. Độ cao là một đặc tính sinh lý của âm phụ thuộc vào đặc tính vật lý là tần số của âm.

Câu 03


Hãy chọn câu đúng? Tiếng đàn oocgan nghe giống hết tiếng đàn piano vì chúng có cùng

A. độ cao và âm sắc.

B. đô to.

C. độ cao.

D. tần số.

Câu 04


Độ cao là đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào

A. biên độ âm.

B. mức cường độ âm.

C. tần số âm.

D. cường độ âm.

Câu 05


Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý được quyết định bởi đặc trưng vật lý nào của âm?

A. Biên độ âm.

B. Mức cường độ âm.

C. Tần số âm.

D. Cường độ âm

Câu 06


Người có thể nghe được âm có tần số

A. từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

B. từ thấp đến cao.

C. dưới 16 Hz.

D. trên 20 000 Hz.